Cách xoa, bóp cho chân bớt mỏi, đau nhức

(Sức Khỏe -khoe24h) Những người phải đứng hoặc đi lại quá nhiều do đặc thù công việc thường phải đối mặt với tình trạng bắp chân mỏi, đau nhức. Khi đó, có thể thực hành phương pháp xoa bóp – bấm huyệt để cải thiện.

Xoa bóp – bấm huyệt bàn chân có nhiều tác dụng với sức khỏe, không chỉ mang lại cảm giác thư giãn mà còn tác động đến toàn bộ cơ thể qua hệ thống kinh lạc, huyệt vị, các đường phản xạ…

»XOA BÓP CHÂN

Xoa bóp bàn chân có tác dụng tăng cường, thúc đẩy tuần hoàn máu ở chân, cải thiện việc trao đổi chất dinh dưỡng, làm cho cơ, xương, khớp mềm mại, dẻo dai, làm thông kinh hoạt lạc, tăng cường sức đề kháng và chống các bệnh tật của toàn thân.

Đứng hoặc đi lại quá nhiều có thể khiến bắp chân mỏi, đau nhức
Đứng hoặc đi lại quá nhiều có thể khiến bắp chân mỏi, đau nhức

Khi xoa bóp chân, da được cung cấp máu tốt hơn, đồng thời loại trừ những khả năng ứ đọng ở tĩnh mạch; sự chuyển động của bạch huyết cũng gia tăng. Xoa bóp chân làm tăng tuần hoàn qua cơ. Nhờ đó, xương được nuôi dưỡng tốt hơn. Xoa bóp làm tan tụ máu cơ, chống kết dính các sợi cơ, gân trong chấn thương, gân cũng được dinh dưỡng tốt hơn, làm gân mềm mại, tăng tính đàn hồi. Xoa bóp giúp tăng tầm hoạt động của khớp, trong trường hợp co rút gân và dây chằng của khớp, giúp khớp được tăng cường dinh dưỡng, bao hoạt dịch tăng tiết chất nhờn làm trơn ổ khớp.

Phương pháp xoa bóp chân:

– Dùng lòng bàn tay xát mạnh và xoa tròn khắp bàn chân, chú ý tìm những vùng cảm ứng đau hoặc rất đau.

– Dùng hai bàn tay vừa bóp vừa xát mạnh hai chân, theo chiều từ cổ chân lên đến háng. Làm từ 10-15 lần, thấy hai chân ấm lên là được.

– Ngồi thẳng, dùng hai bàn tay miết từ 1/3 dưới cẳng chân đến gân gót chân, rồi dùng 3 ngón tay (ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa) day bóp gót chân.

Cần vận động xoay khớp mắt cá chân theo chiều thuận và ngược kim đồng hồ từ 3-5 phút rồi dùng bàn tay xát phía trong, phía ngoài gót chân đến khi có cảm giác nóng lên.

Có thể kết hợp động tác dùng bàn chân bên này cọ xát gót chân, gân gót và lòng bàn chân bên kia.

»BẤM HUYỆT Ở CHÂN

các huyệt đạo ở chân, huyệt ở chân, xoa bóp chân, cách xoa bop chan, tạp chí sức khỏe, tap chi suc khoe, suc khoe bo y te, bao suc khoe bo y te, khoe24h
các huyệt đạo ở chân, huyệt ở chân, xoa bóp chân, cách xoa bop chan, tạp chí sức khỏe, tap chi suc khoe, suc khoe bo y te, bao suc khoe bo y te, khoe24h

Nên thực hiện bấm một số huyệt ở chân như:

– Huyệt A thị: Dùng tay ấn nhẹ trên hai chân để xác định vị trí đau nhất rồi lấy ngón tay cái day điểm này từ ngoài vào trong, từ nhẹ đến mạnh, theo chiều kim đồng hồ khoảng 5 phút. Tiếp đó, vẫn dùng ngón tay cái bấm với cường độ vừa phải 1 phút.

– Huyệt Túc tam lý: Dùng chữa các bệnh về đường tiêu hóa và một số bệnh toàn thân như liệt nửa người, thấp khớp, đái tháo đường, suy nhược, thiếu máu, huyết áp cao, dị ứng, vàng da, động kinh, bệnh sinh dục tiết niệu, thần kinh suy nhược… Thường dùng đầu ngón tay cái bấm thẳng góc vào huyệt để tạo lực tác động mạnh vào huyệt vị. Thời gian bấm mỗi huyệt khoảng 1-3 phút. Mỗi ngày nên day bấm 1-2 lần.

– Huyệt Tam âm giao: Dùng chữa cẳng chân và gót chân sưng đau, thần kinh suy nhược, liệt nửa người, tiểu bí, tiểu vặt, tinh hoàn viêm, di mộng tinh, liệt dương, kinh nguyệt rối loạn, bụng trướng…

– Huyệt Dũng tuyền: Thường dùng chữa gan bàn chân đau hoặc nóng lạnh, kích ngất, động kinh, mất ngủ, đỉnh đầu đau, họng đau… Để tăng tác dụng, trước khi day bấm, ngâm chân trong nước ấm từ 7-10 phút.

oa bóp - bấm huyệt nên được thực hiện đúng kỹ thuật, đúng chỉ định
oa bóp – bấm huyệt nên được thực hiện đúng kỹ thuật, đúng chỉ định

– Huyệt Ủy dương: Thường dùng chữa lưng đau, cơ bắp chân bị co thắt, đau nhức, thận viêm, tiểu ra dưỡng trấp.

– Huyệt Ủy trung: Thường dùng chữa khớp gối viêm, cơ bắp chân co rút, vùng lưng và thắt lưng đau, thần kinh tọa đau, chi dưới đau nhức, liệt, trúng nắng.

– Huyệt Thừa sơn: Thường dùng chữa cơ bắp chân co rút, đau nhức, thần kinh tọa đau, chi dưới liệt, gót chân đau, trĩ, sa trực trường.

– Huyệt Dương lăng tuyền: Thường dùng chữa khớp gối viêm, lưng đùi đau, chi dưới đau nhức, thần kinh gian sườn đau, túi mật viêm, chóng mặt, hoa mắt, nôn ra nước chua, ợ chua, liệt nửa người.

– Huyệt Âm lăng tuyền: Dùng chữa bụng đầy chướng, chán ăn, tiểu khó, tiểu dầm, di tinh, rối loạn kinh nguyệt, viêm khớp gối, đau nhức chi dưới.

– Huyệt Thái bạch: Thường dùng chữa khớp chân ngón cái sưng đau, dạ dày đau, bụng đầy chướng, táo bón, nôn mửa, tiêu chảy, phù thũng.

– Huyệt Giải khê: Thường dùng trong các trường hợp tổ chức mềm quanh khớp cổ chân bị viêm, cơ cẳng chân teo, đau nhức, não thiếu máu, thận viêm.

– Huyệt Côn lôn: Thường dùng chữa khớp mắt cá và tổ chức mềm xung quanh bị sưng đau, thần kinh tọa đau, lưng đau, chi dưới đau nhức, liệt, nhau thai không xuống.

– Huyệt Đại đôn: Thường dùng chữa đau nhức ngón chân cái, dịch hoàn viêm, tử cung sa, đau do thoái vị, băng lậu, tiểu nhiều, tiểu gắt, tiểu dầm, tiểu ra máu, bụng dưới đau cơn dữ dội.

– Huyệt Hoàn khiêu: Thường dùng chữa chi dưới đau nhức, khớp háng viêm, thần kinh tọa đau, cước khí…

– Huyệt Thái khê: Dùng chữa răng đau, họng đau, đau nhức chi dưới, liệt, kinh nguyệt rối loạn, bàng quang viêm, thận viêm, tiểu dầm, di tinh.

– Huyệt Phục lưu: Dùng chữa lưng đau, chi dưới liệt, tiêu chảy, mồ hôi trộm, thận viêm, tinh hoàn viêm.

Lương y Đinh Công Bảy
Tổng Thư ký Hội Dược liệu, TP. HCM

Posted in: Bạn cần biết